Diễn giải một số ý nghĩa biểu tượng và nghi thức dựng cây nêu trong văn hóa cộng đồng nói tiếng K’Ho

Tác giả: Cô  K’ Uyên – Ryông Tô

Ntùng iar: hay còn gọi là đuôi gà trống, vì nó giống như hình đuôi gà khi gà trống nhổng đuôi lên đá nhau, biểu tượng này để chỉ khi các hiện tượng thiên nhiên, thiên văn xảy ra trên bầu trời sẽ có tia sáng hoặc các tia chớp như: Sao băng, sấm chớp,hiện tượng quang phổ. Cộng đồng nói tiếng K’Ho tin khi các hiện tượng thiên văn đó là thông điệp từ trời ban xuống cho trần gian. Con người không thể 

đón nhận thông điệp đó bằng mắt phàm hoặc xác phàm được mà phải được (Ndu) viếng thăm qua cuộc sống thường ngày (Ndu sền) được Ndu đoái thương (những người có lòng ngay lành) và được Ndu ban cho sức khỏe và mùa màng bội thu. Cho nên đối với cộng đồng nói tiếng K’Ho khi làm ruộng, làm rẫy là phải có chòi, có bầu nước để Ndu có chỗ khi Ngài ghé qua (ngài nghỉ ngơi, uống nước) khi Ngài được thỏa mãn sau chuyến thị sát thì át sẽ có lời chuyển cầu cho chủ nhân của ruộng, rẫy được ghé thăm và họ được mùa bội thu.

Sơng gǔng: là cái máng để chuyển (ơn) từ trên trời xuống trung gian là nhà Kŭt Ndu (Yàng Ndu).Hìu kǔt ndu là một ngôi nhà nhỏ được kết chặt ở phía dưới ngọn cây nêu. Ndu là vị thần ở gần và chuyển ơn cho loài người. Ngài biết được cách ứng xử của con người qua lao động hằng ngày và qua cuộc đời của mỗi người. Từ đó, ngài sẻ xin ơn trời ban xuống cho con người theo cái máng chính gọi là sơng gǔng gơnơng.

Sơng gǔng gơnơng, là cái máng chính đổ xuống Jrò (cái giỏi để hái quả, đựng quả).

Jrò mang ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng ngay lành khi được trời ban ơn. Có nhiệm vụ tích lũy,bảo tồn ơn trời và làm sinh hoa kết quả bằng rơñ jài (trang trí).

Rơñ jài (kiău: trái): cuộc đời sẽ được trang trí bằng những cuộc sống muôn màu và âm thanh nhạc điệu krŏp krĕp, những hoa văn được kết nối bởi lá, hoa, quả,hạt, răng con cào cào (sề srăh) (nhă blàng) là lá bông gòn rừng được sắp xếp một cách có trình tự có hệ thống. Cuộc sống con người phải được cân bằng bởi các hoạt động lao động, sinh hoạt, vui chơi, tận hưởng, v.v. Luôn luôn phải giữ cân bằng có trái thì có phải, có trên thì có dưới, có vào thì có ra đó là triết lý sống của người K’Ho. Cuộc sống không đơn thuần là nhìn lên hoặc nhìn xuống mà phải được đan xen nối kết và cũng bị chi phối bởi thế giới xung quanh, bởi sức mạnh thiên nhiên, thực vật, động vật cũng như con người .Nhưng phải giữ lập trường thẳng đứng như cây nêu, không được gục ngã trước bất cứ thế lực nào.

Rơñ jài (ma:phải) ?

Krŏp krĕp (kiău: trái): Âm thanh cuộc sống thì cũng cần phân biệt đâu là trái,đâu là phải cũng giống như phần trang trí (rơñ jài) có trên dưới trước sau và sức mạnh đầu tiên mà con người từ thời sơ khai phải khuất phục đó là:

Tơr-mồ-kla: (Khuôn mặt của vị chúa tể sơn lâm) biểu tượng của sức mạnh thiên nhiên, nhưng sức mạnh đó sẽ được khống chế bằng chính đời sống ngay lành của mỗi thành viên trong cộng đồng, nên mới sinh ra các luật: Luật hôn nhân gia đình, luật làng, v.v. Các luật sẽ được các bậc trưởng niên soạn thảo phổ thành âm điệu, điệu nhạc và điệu múa để bảo tồn và gìn giữ qua các thế hệ vì người K’Ho chưa có chữ viết và các bộ luật là những nét hoa văn trên vật dùng như: Đồng, săh, sơh, nir, dồm, ồe, bềl, pơrlơ, v.v. Và đặc biệt là cây nêu.

Krŏp krĕp (ma: phải)?

Ketà-kedàng, khi con người trưởng thành bắt đầu sinh hoa kết trái bằng chính sức lao động của mình, chúng ta thấy biểu tượng con chim nghĩa là (khả năng tự lập) như chim rừng biết tự mình kiếm sống (con người tự gieo trồng, gặt hái)bằng sức lao động của bản thân không còn phụ thuộc vào ai khác vì garpǔng đã được từ trời ban xuống.

Rơñ jài: kòng rềng:(kiău) (ma)?

Wial gǔl: Móc giữa.

Garpǔng (hạt dưa leo): Biểu tượng của sự sống thực vật mang lại sự phồn vinh và sự sống cho con người .Khi hạt giống được gieo xuống thì động vật (con chim) cũng được sinh sôi nảy nở (chăn nuôi). Lúc trưởng thành hoa trái của thành quả lao động to hơn, lớn hơn khi mới chớm nở (jrò) và cuộc sống được trang trí nhiều hơn, phức tạp hơn vì có thêm kòng rềng (vòng đồng đeo tay) là biểu tượng của việc lập gia đình (lấy vợ, lấy chồng) trách nhiệm đối với cuộc sống, với gia đình và cộng đồng nặng nề hơn so với còn trẻ. Các mảng trang trí, hoa văn cũng tương tự như trên nhưng đường nét rõ ràng hơn và to hơn cho đến lúc sở hữu được sức mạnh tột đỉnh tơr- mồ-kla ở đoạn gần cuối và cuối cùng con người đã hoàn thành hành trình của mình bằng cuộc sống an nhàn thư thả hoặc ốm đau bệnh tật ở đoạn wial dǔt. Mặc dầu cuộc sống vẫn phải trang trí bằng sề srăh, nhă blàng, tơr-mồ-kla nhưng rồi mẹ đất chờ sẵn ở đó bằng gơnơng wial dǔt và cuộc sống kết thúc ở dưới đất.

Wial dǔt:Móc kết.

Wial dǔt: theo quan niệm và triết lý của cộng đồng nói tiếng K’Ho sự sống con người bắt nguồn từ trời và kết thúc ở dưới đất (trần gian) nó giống như cây nêu vậy do đó sự sống đáng quý và có giá trị vĩnh hằng, nhưng nó lại sinh hoa kết quả ở dưới đất (trần gian) có cầu thì phải có tạ, có mở thì phải có kết. Cuộc sống cũng như công việc (cầu khởi dựng – tạ hoàn) Jǔh yăl dăn – ñô năng.

 Ghi chú: Bây giờ là lễ khởi dựng tức là cầu được mọi sự thuận hoà nên chưa có gơnơng wial dǔt. Khi Tạ hoàn (ñô năng) tức là lễ tạ ơn thì mới có gơnơng wial dǔt nơi cột hai sừng con trâu để tế lễ.

* Một vài biểu tượng còn thiếu sự diễn giải ý nghĩa, được đặt dấu châm hỏi, rất mong sự góp ý của cộng đồng.

 

Về Ban biên tập

Hãy kiểm tra thêm

Cau RơGơi Pañ SơNa Tam Sre

Tam tŭ ngai, cau gen lòt sùm jòi sềm tơ-gah sre. Khai rơgơi ngăn pañ …

Bàr Nă Oh Mi Lòt Sơn Pàm Lời Geh Ka

  Bàr nă ŏh mi khai lòt sơn pàm tam dà rơbòng sre. Bàr nă …

Người Chrau hay Jro và Churu có phải là một ?

Có lẽ, nhiều người sẽ nhầm lần hai cộng đồng này là một tộc người …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.