Chữ viết của người Tây Nguyên

Tác giả: Người con Fyan

Người Tây nguyên có chữ viết không ?

 

Với câu hỏi trên đây, mọi người đều đưa ra một đáp án duy nhất là:”không!” Nhưng câu trả lời đúng phải là “có!” Họ có chữ tượng hình, vì họ là những con người cũng rất giàu trí tưởng tượng.

Theo lối hiểu hiện đại, chữ viết là hình thức biểu đạt ngôn ngữ bằng các ký tự, ký hiệu hoặc chữ cái trên một bề mặt, như giấy, bảng, hoặc màn hình máy tính. Nó là một phương tiện giao tiếp và truyền đạt thông tin bằng cách sử dụng các ký tự và quy tắc về cách sắp xếp chúng để tạo thành từ ngữ, câu chuyện và các dạng văn bản khác. Chữ viết là một phần quan trọng của hệ thống viết tắt và lưu trữ kiến thức và thông tin của con người qua các thế hệ. là các ký tự có hệ thống trên giấy tờ. 

 

Từ lối hiểu đó, cộng đồng Tây Nguyên (người viết muốn nói đến người bản xứ, chủ nhân của vùng đất cao nguyên) cũng có “chữ viết” của riêng họ. Nó không là chữ cái thuộc các ngôn ngữ Latin, Cyrillic, Hán tự (Kanji), Hangul, Arab, v.v. Nó là ký tự, ký hiệu, được sử dụng rất phổ biến, rõ nhất là các họa tiết được chạm khắc trên cây nêu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Mỗi ký tự, ký hiệu truyền tải ý nghĩa riêng của nó. Vậy có được xem đó là chữ viết hay không?

 

Những ký tự, ký hiệu này được xem là “tiền chữ viết.” Trong tiếng Việt “tiền chữ viết” là một thuật ngữ để chỉ chữ viết cổ, thường được sử dụng trong các tư liệu, tài liệu, hoặc di tích lịch sử. Nó đề cập đến các hệ thống chữ viết đã được sử dụng trong quá khứ, thường đã không còn được sử dụng trong ngôn ngữ hiện đại. Tiền chữ viết có giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng, nó giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và phát triển của ngôn ngữ và văn hóa của một cộng đồng.

 

Tiếng Anh gọi là Proto-writing. Đó là hệ thống ghi chép ban đầu hoặc sơ khai trước khi hình thành hệ thống chữ viết phức tạp hơn. Nó là một hình thức ghi chép mang tính biểu đạt, tuy nhiên chưa đủ để coi là hệ thống chữ viết đầy đủ. Proto-writing thường sử dụng các ký hiệu, biểu đồ, hoặc các biểu tượng đơn giản để diễn đạt ý nghĩ, thông điệp hoặc ghi lại thông tin cơ bản.

Các hệ thống proto-writing thường xuất hiện trong giai đoạn sơ khai của văn hóa và thường không được sử dụng rộng rãi hoặc chưa được phát triển đủ để đáp ứng tất cả các yêu cầu của một ngôn ngữ hoàn chỉnh. Các ví dụ về proto-writing bao gồm các biểu đồ đá, các ký hiệu trên vật liệu gốc tự nhiên, hoặc các biểu tượng tường thuật trên các bức tranh tiền sử.

Proto-writing là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của ngôn ngữ và văn hóa, và thường được xem là tiền đề cho hệ thống chữ viết phức tạp hơn trong tương lai. 

 

Tiếc rằng “ chữ viết” mà người bản xứ Tây Nguyên sử dụng không được hệ thống hóa và ngày nay, chúng dường như trôi vào dĩ vãng!

 

Cũng như người Việt, hiện nay người Tây Nguyên cũng có chữ viết, được hệ thống hóa cụ thể. Đó là thành quả của các vị thừa sai và của các nhà truyền giáo. Các vị này đã dùng kí tự Latin, dựa vào khẩu âm từng vùng để hệ thống hóa chữ viết cho cộng đồng Tây Nguyên. Không chỉ các vị thừa sai, các nhà truyền giáo, nhiều học giả nước ngoài cũng đã hy sinh rất nhiều. Họ đã nghiên cứu, thu thập, để ngày nay chúng ta những người Tây Nguyên tiếp cận được công trình có giá trị. Chúng ta phải biết trân trọng và phải biết ơn các vị đó. “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống chung của cộng đồng Tây Nguyên chúng ta từ xưa tới nay. 

Xin kể một câu truyện cổ của cộng đồng nói tiếng K’Ho về việc vì sao người Tây Nguyên không có “chữ viết” theo lối hiểu của hiện đại. 

 

“Ngày xưa, từ trên cao nhìn thấy Kon Cau (người Tây Nguyên nói chung – tiếng K’Ho và tiếng Mạ) lam lũ với lao động, Ndu đã dùng một tấm da và khắc ghi mọi tri thức và sự khôn ngoan trong vũ trụ này vào đó và ném xuống cho họ. Kon Cau nhặt lấy, nhưng vì bận bịu với công việc, trẻ em lại bận chăn trâu và lười nên họ đã ném tấm da đó sang hướng Đông. Cau Prum (người Chăm) và Kon Yoăn (người Kinh) đã nhặt lấy và họ trở nên khôn hơn người Tây Nguyên.”

 

 

Một câu chuyện ngắn, nhưng truyền tải nhiều ý nghĩa và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nếu như mỗi người chịu khó tìm hiểu văn hóa truyền thống của cộng đồng mình sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Cộng đồng Tây Nguyên nói chung có một nền văn hóa đặc sắc với những giá trị cao đẹp. Chúng được xây dựng trên nền tảng của niềm tin cổ truyền. Nhờ đó mà, mỗi người chúng ta là thành viên “Kon Cau” có mặt trên vùng đất của tổ tiên mình. Chúng ta phải tự hào và trân trọng nền văn hóa của mình, vì, có một chuyên gia nói rằng: “Văn hóa chúng ta còn thì tộc người chúng ta còn!”

Ghi chú: 

 

Hình ảnh trong bài viết này được lấy từ trên internet – The images in this article are from the internet.

Về Ban biên tập

Hãy kiểm tra thêm

Cau RơGơi Pañ SơNa Tam Sre

Tam tŭ ngai, cau gen lòt sùm jòi sềm tơ-gah sre. Khai rơgơi ngăn pañ …

Bàr Nă Oh Mi Lòt Sơn Pàm Lời Geh Ka

  Bàr nă ŏh mi khai lòt sơn pàm tam dà rơbòng sre. Bàr nă …

Người Chrau hay Jro và Churu có phải là một ?

Có lẽ, nhiều người sẽ nhầm lần hai cộng đồng này là một tộc người …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.